Tổng quan đất nước Nhật Bản

Nhật Bản là đảo quốc nằm phía Đông của Châu Á, phía Tây Thái Bình Dương. Nhật Bản được hợp thành bởi nhiều đảo lớn nhỏ khác nhau. Trong đó có 4 đảo chính là Honshu, Hokkaido, Kyushuy và Shikoku và khoảng 3900 đảo nhỏ. Bốn đảo chính của Nhật bản chiếm khoảng 97% diện tích nước Nhật, trong đó đảo Honshu chiếm trên 60% diện tích.

 









1.Vị trí địa lý, diện tích và địa hình

Nhật Bản là đảo quốc nằm phía Đông của Châu Á, phía Tây Thái Bình Dương. Nhật Bản được hợp thành bởi nhiều đảo lớn nhỏ khác nhau. Trong đó có 4 đảo chính là Honshu, Hokkaido, Kyushuy và Shikoku và khoảng 3900 đảo nhỏ. Bốn đảo chính của Nhật bản chiếm khoảng 97% diện tích nước Nhật, trong đó đảo Honshu chiếm trên 60% diện tích. Những quốc gia lân cận vùng biển Nhật bản có thể kể đến như Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, vùng biển Đông hải Trung Quốc, Đài Loan, xa hơn thì có Philippones và quần đảo Bắc mariana.

Lãnh thổ Nhật Bản có tổng diện tích là 377.815 Km2, đứng thứ 60 trên thế giới về diện tích. Diện tích nước Nhật chiếm chưa đến 0,3% tổng diện tích thế giới.

2. Đặc điểm về khí hậu

Nhật Bản nằm trong khu vực có khí hậu khá ôn hòa, 4 mùa rõ rệt. Mùa hè tại Nhật ấm và ẩm bắt đầu từ khoảng giữa tháng 7, mùa Xuân và thu thời tiết dễ chịu. Chính bởi khí hậu ôn hòa và mưa nhiều nên khắp các quần đảo trong lãnh thổ Nhật Bản đều có những cánh rừng màu mỡ, cây cối sinh trưởng tươi tốt.

3. Đặc điểm dân số

Dân số Nhật Bản hiện nay ước tính đạt khoảng 126,860 triệu người. Người Nhật đa số đều đồng nhất về mặt ngôn ngữ cũng như văn hóa. Tại Nhật, tộc người chiếm số đông là người Yamato, ngoài ra còn có các nhóm dân tộc  thiểu số khác như Ainu và Ryukyuans.

Nhật Bản hiện là quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới. Theo như thống kê năm 2006 thì tuổi thọ trung bình của người Nhật là 81,25 . Tuy nhiên hiện nay dân số của Nhật Bản đang dần ngày một lão hóa.  Tỷ lệ người cao tuổi ngày một tăng và tỷ lệ người dưới và trong độ tuổi lao động đang ngày một giảm.

4. Kinh tế

Nhật Bản vốn là một quốc gia rất nghèo tài nguyên khoáng sản. Tài nguyên thiên yếu tại Nhật chủ yếu chỉ có gỗ và hải sản. Phần lớn nguyên nhiên liệu tại Nhật đều phải nhập khẩu. Sau chiến tranh, kinh tế nước Nhật gần như trở nên kiệt quệ. Tuy nhiên, với những chính sách phù hợp, sự đoàn kết, cố gắng của người dân Nhật nền kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng hồi phục và ngày một phát triển cao độ, khiến cho cả thế giới kinh ngạc và cúi mình khâm phục.

Hiện nay, Nhật Bản là một quốc gia có nền kinh tế – công nghiệp – tài chính thương mại – dịch vụ – khoa học kỹ thuật đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ. Cán cân thương mại và dự trữ ngoại tệ của Nhật lại đứng đầu thế giới. Nhật có nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài khá nhiều. Hiện Nhật là một nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất trên thế giới. Tại Nhật có khá nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới.

5. Tôn giáo

Đạo gốc của người Nhật là Thần đạo hay còn gọi là đạo Shinto. Đạo này có nguồn gốc từ thuyết vật linh của người Nhật Cổ. Sau Trung Quốc và Triều Tiên thì vào khoảng giữa thế kỷ thứ VI Phật giáo tiếp tục du nhập từ Ấn Độ vào Nhật Bản. Hiện nay, tại Nhật Bản có khoảng 84% đến 96% người dân là theo cùng lúc cả đạo Shinto và Phật giáo.

6. Quốc kỳ và Quốc ca

Quốc kỳ của Nhật Bản được gọi bằng cái tên chính thức là Nisshōki. Tuy nhiên, thông thường người dân vẫn hay gọi là Hinomaru nghĩa là vầng mặt trời. Lá quốc kỳ Nhật Bản có nền trắng và một hình tròn đỏ lớn nằm ở trung tâm tượng trưng cho mặt trời.

Quốc ca của Nhật Bản là Kimi Ga Yo

7. Hệ thống chính trị

Nhật Bản là một trong số ít những quốc gia hiện vẫn còn hoàng thất tồn tại. Hoàng gia Nhật do Nhật Hoàng đứng đầu. Theo như Hiến Pháp của Nhật Bản thì “Hoàng đế Nhật là biểu tượng của quốc gia và cho sự thống nhất của dân tộc”. Nhật Hoàng là người sẽ tham gia vào tất cả các nghi lễ của quốc gia nhưng hoàn toàn không giữ bất kì quyền lực chính trị nào. Quyền lực chính trị tại Nhật do thủ tướng và các thành viên nghị viện đảm nhận.

8. Văn hoá, phong tục tập quán

Chào hỏi là việc mà người Nhật rất xem trọng. Người Nhật dù ở đâu, lúc nào và đối với bất cứ ai họ đều tỏ ra lịch thiệp, nghiêm tú trong việc chào hòi lẫn nhau. Điều này là một trong những tật quán tốt đẹp của người Nhật.

Ngoài việc chào hỏi thì tặng quà cũng là một phần trung tâm trong văn hóa kinh doanh của người dân Nhật Bản. Người Nhật có thể nói là rất thích tặng quà, dần dần tặng quà đã trở thành một thói quen, một lễ nghi không thể thiếu trong đời sống của người Nhật. Việc tặng quà là cách mà người Nhật thể hiện sự yêu mến, kính trọng lẫn nhau. Đồng thời đây cũng là cách mà họ xác định một mối quan hệ.

9. Hệ thống phương tiện giao thông

Phương tiện giao thông phổ biến nhất tại các thành phố lớn của Nhật là tàu điện và tàu điện ngầm. Tàu điện và tàu điện ngầm tại Nhật rất thuận lợi và luôn đúng giờ. Ngoài ra, cũng có một số người dân dùng xe buýt. Tuy nhiên vì độ tiện lợi của xe buýt không bằng các phương tiện kia nên số chuyến không nhiều. Vào những giờ cao điểm nhiều khả năng xe buýt sẽ đến không đúng giờ.

Tại Nhật, giá taxi khá đắt, cước phí taxi được tính theo km và sẽ thay đổi theo giờ. Cước taxi bưởi tối sẽ đắt hơn so với ban ngày. Ngoài ra, xa đạp cũng là phương tiện tiện lợi và kinh tế được nhiều người dân Nhật Bản lựa chọn.

 

Tư vấn trực tuyến

Hotline:
024 2268 3535

Video

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ