A PHP Error was encountered

Severity: Notice

Message: Trying to get property of non-object

Filename: controllers/news.php

Line Number: 206

A PHP Error was encountered

Severity: Notice

Message: Trying to get property of non-object

Filename: controllers/news.php

Line Number: 224

A PHP Error was encountered

Severity: Notice

Message: Trying to get property of non-object

Filename: controllers/news.php

Line Number: 240

Những loại thuế du học sinh Nhật Bản phải đóng

Những loại thuế du học sinh Nhật Bản phải đóng

Khi sinh sống tại Nhật Bản, có một số khoản gọi là “thuế” mà bạn phải đóng. Hôm nay, DU HỌC ATM sẽ nêu ra 2 loại thuế mà bạn nhất định phải đóng. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp một lượng kiến thức vừa đủ để bạn hình dung về thuế và không dễ bị lừa gạt.

 

                         
Hai loại thuế cơ bản ở đây chính là “Thuế cư trú” và “Thuế thu nhập”. “Thuế cư trú” (住民税): là tên gọi chung của 2 loại thuế: “Thuế thị dân” (市民税: thuế của người sống tại các thành phố) và “Thuế huyện dân” (県民税: thuế của người sống tại các tỉnh).
Đa phần các du học sinh Việt Nam sẽ đến sinh sống và học tập tại các thành phố của Nhật, thế cho nên trong phần này, DU HỌC ATM chỉ đề cập đến “Thuế thị dân” (市民税) và “Thuế thu nhập” (所得税).
 Vậy, “Thuế thị dân” là gì?
“Thuế thị dân” là khoản tiền mà một cá nhân phải nộp cho cơ quan thuế địa phương tại nơi mà cá nhân đó đang sinh sống để góp phần duy trì các dịch vụ phúc lợi xã hội nơi mình đang cư trú (phòng cháy chữa cháy, đường xá, thu gom rác thải…). Khoản thuế này bắt buộc người có thu nhập trên 100 vạn yên/năm đóng góp, kể cả bạn có là du học sinh hay người nước ngoài đang làm việc tại Nhật.
“Thuế thị dân” được tính toán dựa trên thu nhập năm trước đó của bạn. Thế cho nên, những bạn mới sang Nhật không cần phải lo đến khoản thuế này vì khi đó, thu nhập năm trước đó của bạn bằng 0.
 “Thuế thị dân” được thu theo hình thức nào?
Nếu bạn là nhân viên chính trong một công ty nào đó, thuế sẽ được trừ dần vào lương tháng của bạn.
Nếu bạn là sinh viên đang đi làm thêm (bán thời gian), hoặc đã nghỉ việc ở công ty cũ và chuyển sang công ty mới (ở một thành phố khác), thì khoản thuế này sẽ được cơ quan thuế tính tổng theo năm và gửi giấy báo thuế về theo dạng 納付書 vào tháng 6 của năm sau, trong đó sẽ thông báo số tiền thuế bạn phải nộp và hạn nộp thuế.
 Còn 納付書 là gì nhỉ?
納付書 thường gồm 5 tờ, trong đó có 1 tờ ghi tổng số tiền bạn phải nộp trong 1 năm, 4 tờ còn lại thì ghi số tiền thuế được chia theo từng quý. Nếu bạn có đủ tiền để đóng luôn 1 đợt thì đem 納付書 này ra bưu điện hoặc cửa hàng tiện lợi để đóng thuế. Trong trường hợp bạn không có đủ tiền để nộp một lần, cơ quan thuế cho phép bạn được chia nhỏ số tiền đó ra nộp 4 lần trong năm, theo từng quý. Mỗi lần nộp bạn sẽ dùng 1 tờ giấy trong set 4 tờ 納付書 để đem ra bưu điện hoặc cửa hàng tiện lợi để nộp.
 Vậy nếu quên hoặc cố tình không nộp “Thuế thị dân” thì sẽ làm sao?
Đầu tiên, bạn sẽ nhận được “Giấy nhắc đóng thuế” (督促状). Nếu đã nhận được giấy này mà bạn vẫn tiếp tục không đi đóng (dưới bất cứ lý do nào) thì cơ quan thuế sẽ tiếp tục gửi cho bạn một loại giấy mang tên “Giấy cảnh báo” (催告書). Khi đến đóng thuế đợt này, ngoài khoản thuế phải đóng, bạn còn phải nộp thêm 1 khoản phí là tiền chậm nộp thuế nữa, càng để lâu thì tiền phạt càng cao. Và cuối cùng, giới hạn cực “lầy”, nếu bạn vẫn chưa chịu đóng thuế sau khi nhận được “Giấy cảnh báo”, thì cơ quan thuế sẽ tiến hành điều tra tài sản của bạn và trưng thu thuế từ phần tài sản đó. Ở Nhật thì nên tôn trọng luật pháp Nhật Bản, đừng để việc bạn thiếu hiểu biết mà gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều quyền lợi sau này (xin gia hạn visa, chuyển đổi sang visa khác chẳng hạn).
 “Thuế thu nhập” (所得税)
“Thuế thu nhập” là loại thuế dành cho các đối tượng có thu nhập nhập trên 87,500 yên/tháng hoặc 103 vạn yên/năm.
Công thức tính “Thuế thu nhập” như sau:
Thuế thu nhập = [(Thu nhập – Chi phí để có được thu nhập – Chi phí khác)*% thuế] – Mức thuế được miễn.
Trong đó:
+ Chi phí để có thu được thu nhập được được tính theo một bảng được ghi chép cụ thể trong Bộ luật về Thuế (vào link: http://houritu.nekokuro.jp/?p=853 và tham khảo Bảng 1).
+ Chi phí khác bao gồm: bảo hiểm xã hội, phí phụng dưỡng ai đó (nếu có),…
– Dưới 103 vạn Yên/năm: Không phải đóng thuế thu nhập
– Từ 103 vạn Yên/năm đến dưới 195 vạn Yên/năm: phần trăm thuế là 5%, mức thuế được miễn là 0 Yên
– Từ 195 vạn Yên/năm đến dưới 330 vạn Yên/năm: phần trăm thuế là 10%, mức thuế được miễn là 97.500 Yên
– Từ 330 vạn Yên/năm đến dưới 695 vạn Yên/năm: phần trăm thuế là 20%, mức thuế được miễn là 427.500 Yên.
 Ví dụ:
Tháng 1: Bạn mới sang Nhật, thu nhập bằng 0 Yên => Bạn không cần đóng thuế
Tháng 2: Thu nhập của bạn là 7 man => bạn chưa phải đóng thuế
Tháng 3: Thu nhập của bạn tăng lên nhờ kinh nghiệm nên tăng lên thành 10 man => Bạn phải đóng thuế
Nếu tổng thu nhập của bạn tính tổng từ tháng 1 đến tháng 12 trong năm nhỏ hơn 103 vạn Yên thì số thuế thu nhập bạn đã đóng trong những tháng như tháng 3 sẽ được trả lại. Còn nếu số thuế bạn phải đóng trong năm lớn hơn số thuế bạn đã đóng ở một số tháng trước thì bạn cần nộp thuế bổ sung.
Để thuận tiện cho việc thu thuế và tránh trường hợp người dân không nộp thuế cho cơ quan thuế, chính phủ áp dụng thu “Thuế thu nhập” theo hằng tháng, bằng cách thông qua các công ty. Hằng tháng, các công ty nơi bạn đang làm việc sẽ tính toán số thuế bạn phải đóng theo thu nhập và tiến hành trừ vào lương của bạn để thực hiện nghĩa vụ đóng thuế này.
 Đây là cái nhìn sơ lược nhất về 2 loại thuế cơ bản mà du học sinh Việt Nam tại Nhật cần lưu ý. Ghi chú lại để không quên hình thức và cách thức đóng thuế nhé! Đừng để vi phạm pháp luật Nhật Bản, hơn nữa cũng nên chi tiêu tiết kiệm để còn có tiền mà đóng góp nhé!

 

Tư vấn trực tuyến

Hotline:
024 2268 3535

Video

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ